Cùng với sự phát triển đô thị, nhà chung cư ở Việt Nam có những tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tiếp nối thế hệ nhà tập thể, từ những dự án đầu tiên thời kỳ đổi mới đến nay đã có hàng nghìn dự án lớn nhỏ, đã và đang được xây dựng với nhiều phân khúc cùng tiêu chuẩn và chất lượng khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung có rất ít dự án thực sự quan tâm đến vấn đề thiết kế mô hình kiến trúc thích ứng với khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là đối với vấn đề chống nóng . Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, tiện nghi môi trường, không gian sống trong các căn hộ và để lại những ấn tượng không tốt về căn hộ hướng Đông và Tây. Bên cạnh đó, hình ảnh mô hình kiến trúc nhà chung cư thường đơn điệu và không có sắc thái đặc trưng của địa phương.
Xét về mô hình cấu trúc, có hai dạng NCC chính: Dạng tuyến (nhà hành lang) và dạng điểm (nhà tháp). NCC dạng tuyến thường được thiết kế quy hoạch theo trục Đông-Tây, mặt nhà theo hướng Bắc-Nam nên nhìn chung ít chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời hướng Đông, Tây vào mùa hè. NCC dạng điểm có mặt bằng hình vuông hoặc hình chữ nhật gần vuông, thường có một đến hai mặt nhà hướng Tây, Tây Nam. Đây là loại nhà chiếm tỷ lệ lớn, hầu như không được quan tâm đến việc thiết kế chống nóng cho các hướng bất lợi.
HÌnh ảnh:
(Dự án mô hình kiến trúc Chung Cư Vạn Gia Phúc)
Nhà chung cư dạng khối hộp, bốn mặt đều phẳng, không có cấu trúc che chắn nắng cho mặt nhà hướng nắng, nóng. Các không gian đệm (không gian thông tầng, cây xanh, giếng hở để hạn chế và giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời đến bề mặt công trình) ít được sử dụng, vật liệu tường và cửa kính có hệ số dẫn nhiệt và hệ số hấp thụ nhiệt cao ở các mặt nhà hướng nắng nóng. Phần lớn các công trình đều sử dụng bê tông, gạch đặc và kính dán làm vật liệu bao che hướng Tây. Đây là những vật liệu có hệ số truyền nhiệt cao truyền phần lớn bức xạ nhiệt từ môi trường vào không gian trong nhà.
Trước khi theo hướng dẫn của Bộ tiêu chuẩn, đội ngũ công ty chuyên làm mô hình cúng với các nhà kiến trúc sư đưa ra ba giải pháp cho việc thiết kế chống nóng :
.Thiết kế cấu trúc che chắn nắng cho mặt nhà hướng Đông-Tây và Tây Nam: bố trí ban công, lô-gia, ô văng,vườn cây xanh, các khung, tấm che chắn cố định hoặc di động . Mục đích ngăn bức xạ mặt trời truyền nhiệt vào bề mặt kết cấu bao che
.Thiết kế lựa chọn các vật liệu cách nhiệt cho tường, kính ở các hướng nắng .Mục đích làm giảm sự hấp thụ năng lượng mặt trời vào tòa nhà và giảm sự truyền nhiệt của không khí vào lớp vật liệu bao che
.Thiết kế tỷ lệ, kích thước, vị trí cửa kính hợp lý để đạt hiệu quả chống nóng tối đa.
Qua tham khảo một số công trình NCC ở các nước Đông Nam Á và ở Việt Nam, những dự án đã có những thành công trong định hướng thiết kế thích ứng với khí hậu nhiệt đới, áp dụng các biện pháp chống nóng, chống bức xạ cho mặt nhà hướng Tây như : Khu đô thị Linh Đàm ở Hà Nội, chung cư Skyville ở Sài Gòn…