Tái hiện lại trận Bạch Đằng lịch sử trong mô hình dài 4,9m

Tái hiện lại trận Bạch Đằng lịch sử trong mô hình dài 4,9m.

Đây là một sản phẩm hết sức công phu, mang lại cho người xem một góc nhìn tổng thể có cả chiều rộng lẫn chiều sâu về một trận chiến vang danh lịch sử. Toàn bộ công trình được thiết kế, xây dựng bởi thầy Tín cùng các cộng sự đa phần là học trò cũ.

sa bàn trận chiến Bạch Đằng là thành phần quan trọng và hoành tráng nhất trong dự án xây dựng phòng trưng bày lịch sử thời Trần. Ngoài sa bàn trận Bạch Đằng, phòng trưng bày còn giới thiệu nhiều hình ảnh liên quan, một số cổ vật dưới dạng mô hình được chế tác lại dựa trên sản phẩm gốc.

Mọi thứ được thực hiện dựa trên tư liệu lịch sử, kể cả số lượng quân ta và quân địch cũng phải có sự tương quan như ghi chép trong lịch sử. Nếu có ai bảo “quân ta lấy ít địch nhiều” là chưa chính xác, bởi vì quân ta dù sử dụng tàu, thuyền nhỏ nhưng lực lượng cũng rất đông mới có thể đẩy địch vào bãi cọc và khiến địch sập bẫy. Từ đó, thầy Tín ước chừng được số lượng mô hình con người đã dùng trong sa bàn là trên một ngàn.

Hình ảnh:

Tái hiện lại trận Bạch Đằng lịch sử trong mô hình dài 4,9m
Tái hiện lại trận Bạch Đằng lịch sử trong mô hình dài 4,9m
Tái hiện lại trận Bạch Đằng lịch sử trong mô hình dài 4,9m
Tái hiện lại trận Bạch Đằng lịch sử trong mô hình dài 4,9m

 

(Sa bàn trận chiến Bạch Đằng )

Các hình người được làm theo khoảng 50 mẫu khác nhau. Quá trình thực hiện bao gồm lên bản vẽ, thiết kế khuôn, đúc và ghép. Tuy nhiên, do việc đúc các bộ phận của con người riêng biệt nên khi ghép lại có một số nhầm lẫn. Nhưng đó không phải là vấn đề vì khi ghép hình người này với tay, chân khác một cách hợp lý thì vẫn sẽ có được một mô hình người chuẩn.

Trong khi con người được sử dụng các vật liệu làm mô hình kiến trúc từ nhựa  thì thuyền được làm bằng gỗ balsa, cánh buồm làm bằng vải, tất cả được sơn bằng màu acrylic, sơn mô hình và sơn dầu. Cọc thì được làm bằng gỗ cây bình thường, nhưng chia làm 3 nhóm tương ứng với chiều cao và khoảng cách gần, xa, được cắm chếch về phía trước.

Thầy Tín chia sẻ thêm :” Tính toán lại thì thấy lỗ rồi, nhưng thấy thích nên vẫn cứ vui vẻ làm thôi, không vấn đề gì cả!”. Đó chính là cái tâm trong nghề vì sự đam mê và mang lại niềm vui không cho những chính mình mà con cho người xem .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *