Mô hình kiến trúc Chùa Kỳ Viên

Bảo tồn di sản là vấn đề được bàn thảo khá nhiều trong những năm gần đây. Việc lựa chọn mô hình  kiến trúc để bảo tồn một di sản luôn là câu hỏi được đặt ra. Sự sống còn của các di sản phụ thuộc hoàn toàn vào cách thức lựa chọn mô hình quản lý. Khi bắt tay vào nghiên cứu di sản chùa, đền thờ, đình, … để hoạch định cho di sản này một mô hình quản lý chung, chúng tôi phải đứng trước khá nhiều vấn đề, chọn một mô hình kiến trúc phù hợp theo hướng mô hình bảo tồn nguyên trạng, mô hình bảo tồn trên cơ sở kế thừa hay mô hình bảo tồn phát triển ở đây. Quá trình làm mô hình ra để tham vấn các nhà quản lý và đặc biệt là sự đồng thuận từ các tổ chức ở cộng đồng để quyết định mô hình này. Đây thực sự là một sự lựa chọn hữu ích và có nhiều nét tích cực .

Hình ảnh liên quan:

Mô hình kiến trúc Chùa Kỳ Viên
Mô hình kiến trúc Chùa Kỳ Viên
Mô hình kiến trúc Chùa Kỳ Viên
Mô hình kiến trúc Chùa Kỳ Viên

 

 

(Dự án mô hình kiến trúc Chùa Kỳ Viên)

Kỳ Viên là tên một tinh xá mà thuở đức Phật Thích Ca còn tại thế thường cư ngụ. Bấy giờ có vị trưởng giả tên là Tu Đạt hay chẩn cấp cho người nghèo nên người dân thường gọi là Cấp Cô Độc đã cùng với Thái tử Kỳ Đà cúng dường đức Phật một ngôi tinh xá đẹp đẽ gọi là Kỳ Viên.

Lịch sử Chùa Kỳ Viên : theo sách Nghi lễ và tự viện Phật giáo Nam Tông Việt Nam , Tỳ kheo Thiện Minh – Nguyễn Văn Sáu cho biết vào năm 1947, chùa do bà Bùi Thị Ngọc  tu học theo truyền thống Phật giáo Bắc tông. Thỉnh thoảng ở đây có một nhà sư Khất sĩ được mời đến giảng đạo, đó là sư Năm, sau này là Tổ sư Minh Đăng Quang của Phật giáo Khất sĩ.

Năm 1948, do tình hình chiến tranh, Chùa Bửu Quang bị tàn phá. Cụ Nguyễn văn Hiểu cùng với nhóm cư sĩ chùa Bửu Quang đến mượn chùa Kỳ Viên của bà Năm Ngọc để làm địa điểm luận đạo, thuyết pháp. Không lâu sau, chùa Kỳ Viên bị giải tỏa phóng đường cho xe cứu hỏa lưu thông. Thừa lúc đó, nhóm cư sĩ Nguyễn văn Hiểu thấy đối diện có đất trống của gia đình Hui Bổn Hỏa  nằm góc đường Phan đình Phùng và Bàn Cờ nên họ đến mướn đất để xây chùa Kỳ Viên với ý định sau này sẽ làm trụ sở Phật giáo Nguyên thủy tại Sài Gòn.

Trước khi công ty chuyên làm mô hình  này thì chúng tôi phải nghiên cứu kĩ về kiến trúc của chùa . Về mặt kiến trúc, chùa Kỳ Viên từ lúc thành lập cho đến năm 1947 hoàn toàn theo lối kiến trúc và cách thờ phượng của Phật giáo Bắc Tông. Từ khi chuyển sang Phật giáo Nguyên thủy, kiến trúc và cách thờ phượng chuyển sang truyền thống Phật giáo Nam tông. Nhưng lúc này kiến trúc cũng không có gì nổi bật lắm chỉ xây thêm một chánh điện thờ Phật, trên nóc giữa chánh điện xây một ngọn tháp hình tứ giác và trên phía tháp mặt tiền có đề hàng chữ Kỳ Viên Tịnh Xá.

Khi chùa Kỳ Viên được trùng tu lại vào năm 1954 thì lúc này mới có nét kiến trúc của Phật giáo Nguyên thủy. Nóc chánh điện xây theo kiểu hai máy. Ðứng trước mặt tiền nhìn vào, phía trên cao nhất xây theo kiểu tam giác, trong đó có hàng chữ KỲ VIÊN TỰ, điều này cho thấy người chủ trương thể hiện dân tộc tính. Dưới tam giác thứ hai là một hình bầu dục nhìn vào trông có vẻ uy nghiêm và trầm hùng.Mặt tiền chánh điện có cả thảy là ba ngưỡng cửa để đi vào chánh điện, một của chính và hai cửa phụ hai bên, phía trên ba ngưỡng cửa này đều có xây hình bầu dục,song sắt của hình bầu dục là những chiếc là Bồ đề trông thật đẹp và dễ thương.

Không gian chánh điện rất rộng và cao nên mỗi lần tụng kinh âm vang nhè nhẹ, vang dội bốn phương khiến cho người tụng kinh và người ở ngoài chánh điện nghe lời kinh tiếng kệ rất hay, âm diệu nhẹ nhàn uyển chuyển. Phía sau chánh điện là một trai đường, gác trên trai đường là tăng xá dành cho chư Tăng nghỉ, phía trước dãy phòng tăng xá là một hội trường nho nhỏ dành để chư Tăng hội họp bàn luận về Phật pháp, trên hội trường này có một tủ thờ rất nhiều tượng Phật trên thế giới do Hòa thượng Bửu Chơn hiến tặng sau mỗi lần dự hội nghị Phật giáo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *